Thoái hóa cột sống không khó để phát hiện, nhưng lại không dễ để chữa. Vậy đâu là cách chữa trị phù hợp với căn bệnh này?
.jpg)
Thoái hóa cột sống là tình trạng gì?
Cột sống hay xương sống là bộ phận có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể, có chức năng chống đỡ toàn bộ phần thân trên của cơ thể. Thoái hóa cột sống là tình trạng suy yếu về chức năng và cấu trúc. Đây là dấu hiệu của quá trình lão hóa tự nhiên nên chủ yếu người bệnh là những người trung niên và lớn tuổi.
Trong số các bộ phận trên cột sống, các đốt sống ở cổ (từ C1 đến C7) và thắt lưng (từ L1 đến L5) là những bộ phận dễ bị thoái hóa nhất. Tuy đối tượng lớn tuổi dễ bị thoái hóa cột sống nhất, nhưng không có nghĩa là người trẻ không thể mắc căn bệnh này. Trên thực tế, tỷ lệ những người trẻ mắc bệnh này đang ngày càng tăng tại Việt Nam
Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống do lão hóa
Khi tuổi tác tăng lên, cơ thể chúng ta không thể hấp thụ canxi nhanh và hiệu quả như khi còn trẻ. Do đó, cột sống và các khớp xương trong cơ thể cũng không được cung cấp đầy đủ canxi như ban đầu. Kết hợp với quá trình lão hóa, xương sống cũng sẽ bị bào mòn nhanh chóng và suy yếu dần đi. Lúc này, quá trình thoái hóa sẽ bắt đầu và đem đến những cơn đau nhức xương khớp cho người bệnh.
Thoái hóa cột sống do các bệnh lý khác
Có khá nhiều loại bệnh có thể dẫn đến thoái hóa cột sống. Một phần trong đó là những bệnh lý mang tính di truyền như là viêm xương khớp, hẹp ống xương, hay vẹo cột sống. Còn phần khác là bởi các biến chứng từ những bệnh như sỏi thận, tiểu đường, hay béo phì.

Thoái hóa cột sống do chấn thương
Thoái hóa xương sống do chấn thương rất dễ xảy ra, đặc biệt là khi bạn đã từng gặp phải tai nạn, như ngã xe, té ngã. Đây là những chấn thương cấp tính, nhưng có thể để lại hậu quả về sau nếu không được chữa trị dứt điểm.
Ngoài ra, có một số chấn thương xảy ra do những thói quen không tốt và lặp đi lặp lại như là cúi gập người, khiêng đồ vật nặng hoặc phải đeo giày cao gót quá nhiều. Thoái hóa cột sống thường xảy ra sau khi những thói quen này diễn ra và gây chấn thương trong thời gian dài.
Thoái hóa cột sống do lười vận động và sinh hoạt không lành mạnh
Những người hay phải làm việc văn phòng, ngồi lâu một chỗ, hoặc ngồi sai tư thế, rất dễ bị thoái hóa cột sống về sau. Ngoài ra, các thói quen sử dụng rượu bia, thuốc lá cũng có thể hạn chế khả năng canxi bám vào xương và gây ra thoái hóa nhanh chóng.

Chữa thoái hóa cột sống thế nào cho nhanh và hiệu quả?
Chữa thoái hóa cột sống với thuốc nam
Căn bệnh này có thể chữa được bằng thuốc nam. Tuy nhiên, hiệu quả thế nào còn phụ thuộc vào cơ địa và chất lượng nguyên liệu mà người bệnh lựa chọn. Một số bài thuốc mà bạn có thể áp dụng bao gồm:
- Cây xương rồng: Xương rồng nhổ hết gai, ngâm ngập vào trong giấm khoảng 30 phút. Sau đó kẹp vào vỉ nướng và hơ trên lửa cho đến khi mềm. Tiếp đến, bạn quấn xương rồng bằng lá chuối và áp vào vùng xương khớp đau nhức. Nếu hợp phương pháp và không có biểu hiện dị ứng, bạn có thể áp dụng cách này 2 lần/ngày.
- Lá ngải cứu: Ăn lá ngải cứu hoặc uống nước sắc từ lá ngải cứu cũng là một phương thức tốt để chữa thoái hóa cột sống. Bạn chỉ cần rửa sạch, giã nát, trộn với mật ong hoặc chanh, và uống khoảng 2 lần/ngày để trị bệnh.
- Lá lốt: Nhờ tính cay nóng mà lá lốt hay được sử dụng trong các bài thuốc chữa phong tế thấp và bệnh xương khớp, đặc biệt là thoái hóa xương khớp. Để chữa bệnh, bạn có thể xay lá lốt cùng với lá ngải cứu và chó đẻ, và cho lên chảo đảo khô. Đến khi hỗn hợp nóng lên thì lấy chườm vào vùng xương đau nhức. Làm như vậy 2-3 lần/ngày để giúp bệnh thuyên giảm.
Chữa thoái hóa cột sống với thuốc tây
Chữa bệnh bằng Tây Y cũng là phương pháp tốt nếu bạn không có nhiều thời gian trị bệnh tại nhà bằng thuốc nam. Tuy nhiên, đây là phương pháp cần đến sự tư vấn và thăm khám của bác sĩ. Thế nên, bạn cần đến bệnh viện và gặp các bác sĩ chuyên khoa để được khám và kê đơn đầy đủ.
Trong quá trình điều trị, hãy nghiêm ngặt tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp. Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc là, và bổ sung thêm lượng canxi phù hợp cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thực phẩm chức năng bổ xương khớp như CỐT THOÁI VƯƠNG để củng cố sức khỏe xương khớp và tăng cường độ rắn chắc cho xương.
Tham khảo thông tin sản phẩm TẠI ĐÂY